Hiểu Sự Khác Biệt Giữa BIM Và CAD Trong 5 Phút

Hiểu Sự Khác Biệt Giữa BIM Và CAD Trong 5 Phút

BIMCAD Journalist 10/09/2024
Hiểu sự khác biệt giữa BIM và CAD trong 5 phút.png

BIM là gì?


BIM là từ viết tắt của "Building Information Modeling". Khái niệm BIM ra đời không lâu sau khi CAD xuất hiện.

Sự phổ biến của BIM trong các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu từ khoảng thập kỷ 2010. Hiện nay, hầu như không còn ai xử lý công việc bằng phương pháp vẽ tay nữa và CAD đã được phổ cập rộng rãi. Tuy nhiên, việc áp dụng BIM trong ngành xây dựng Việt Nam vẫn chưa được triển khai mạnh mẽ.

Trong khi CAD tập trung vào việc mô hình hóa các hình dạng 2D và 3D thì BIM không chỉ mô hình hóa hình dạng mà còn sử dụng nhiều loại thông tin khác nhau. BIM bao gồm thông tin ba chiều liên quan đến hình dạng, kèm các thông tin về thời gian và chi phí, cho phép mô hình BIM được biểu diễn trong đa chiều không gian như 4D và 5D.
Tìm hiểu thêm: Lộ Trình BIM Và Ứng Dụng BIM Trong Xây Dựng

CAD là gì?


CAD là từ viết tắt của "Computer Aided Design", dịch là thiết kế hỗ trợ bằng máy tính, một khái niệm xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả công việc thiết kế bằng sức mạnh của máy tính thay vì làm bằng tay.

CAD xuất hiện từ những năm 1960. Ban đầu, 2D CAD được phát triển, và vào những năm 1970, 3DCAD bắt đầu được phát triển. Việc áp dụng CAD trong các doanh nghiệp bắt đầu từ sau năm 1980, nhưng lúc đó hiệu suất máy tính còn là rào cản, chỉ một số công ty lớn mới có thể áp dụng.

Từ sau năm 2000, CAD đã trở nên phổ biến trong nhiều công ty. Nhìn lại, lịch sử CAD khá dài, nhưng việc sử dụng nó trong thực tế chỉ bắt đầu phổ biến khoảng 20 năm trở lại đây. Thực tế, sự phổ biến của phần mềm CAD đã làm tăng hiệu suất công việc thiết kế đáng kể mà trước đây được thực hiện bằng tay.

Các kỹ sư vẽ thiết kế xây dựng bằng tay ( Nguồn: Sưu tầm)

Sự khác biệt giữa BIM và CAD


BIM và CAD chủ yếu khác biệt ở "Vai trò lưu trữ dữ liệu" và “ Thứ tự chuyển đổi 3D”.

| Vai trò lưu trữ dữ liệu

Khác với CAD, BIM có thể thêm các yếu tố của từng bộ phận công trình vào dữ liệu. Nhờ vậy, nó không chỉ hỗ trợ công việc vẽ kỹ thuật mà còn có thể lưu trữ thông tin. BIM được sử dụng không chỉ trong giai đoạn thiết kế mà còn trong giai đoạn bảo trì và tính toán chi phí công trình.

| Sự khác biệt về thứ tự chuyển đổi 3D

CAD bắt đầu từ việc vẽ các bản vẽ 2D. Sau đó, các hình dạng 3D được tạo ra để tạo nên mô hình 3D CAD. Do đó, nếu có sửa đổi vào cuối dự án, sẽ cần phải làm lại từ bản vẽ 2D.

Ngược lại, BIM bắt đầu thiết kế từ 3D. Các bản vẽ 2D được tạo ra từ các mặt cắt 3D. Vì vậy, ngay cả khi có sửa đổi một phần, nó sẽ được phản ánh ngay lập tức trên từng bộ phận. Điều này giúp không cần tạo ra bản vẽ 2D một cách riêng lẻ, từ đó cải thiện hiệu suất công việc.

Ưu điểm và nhược điểm của BIM


BIM đóng một vai trò quan trọng trong ngành xây dựng, nơi cần nâng cao hiệu quả của các dự án và quy trình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là ưu điểm mà còn có những nhược điểm. Ở đây, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết những ưu điểm và nhược điểm của BIM.

| Ưu điểm của BIM

  • Dễ dàng chia sẻ thông tin: Bởi vì thông tin được gói gọn trong BIM, việc quản lý, vận hành và sử dụng và chia sẻ thông tin giữa các bên liên quan trở nên dễ dàng.
  • Không phát sinh xung đột giữa các bản vẽ: Bản vẽ được tạo ra bằng cách sửa đổi trực tiếp trên mô hình xây dựng gốc, tạo ra sự nhất quán, các sửa đổi có thể được thực hiện một cách dễ dàng và nhanh chóng.

| Nhược điểm của BIM

  • Chi phí triển khai lớn: Giá của phần mềm BIM cao và cần kỹ thuật cùng kiến thức để sử dụng thành thạo, chi phí dành cho hoạt động đào tạo BIM cũng là một vấn đề khá lớn. Cần có quy tắc vận hành khi sử dụng BIM, và có nhiều điều cần cân nhắc trước khi quyết định triển khai BIM.
  • Dữ liệu có thể trở nên lớn: Do chứa đựng nhiều thông tin, dữ liệu có thể trở nên lớn tùy thuộc vào quy mô của công trình, đòi hỏi máy tính lưu trữ cũng cần có cấu hình cao. Cần phải xây dựng quy tắc vận hành cho việc lưu trữ, chia sẻ dữ liệu.

Ưu điểm và nhược điểm của CAD


| Ưu điểm của CAD

  • Dữ liệu nhẹ: CAD chỉ tập trung vào dữ liệu hình dạng, do đó dữ liệu thường nhẹ hơn so với BIM, dễ dàng hơn trong quản lý và xử lý.
  • Chi phí đầu tư thấp: So với phần mềm BIM, CAD thường rẻ hơn và có cả phần mềm miễn phí. Lựa chọn phần mềm CAD đa dạng hơn và chi phí học tập cũng thấp hơn.

| Nhược điểm của CAD

  • Mất nhiều thời gian khi chỉnh sửa

Mỗi bản vẽ được chỉnh sửa riêng lẻ, gây khó khăn cho việc duy trì tính thống nhất giữa các bản vẽ, mất thời gian chỉnh sửa và dẫn đến sai sót trong thiết kế.

Kết luận


Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa CAD và BIM, cũng như nhận thức đúng về ưu nhược điểm của chúng là điều quan trọng để áp dụng phương pháp phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. 

Bạn đang gặp khó khăn trong việc triển khai BIM, REVIT, CDE, hay bất kỳ khía cạnh công nghệ và kỹ thuật liên quan đến BIM cho dự án của mình? 

Đừng lo lắng, BIMCAD Vietnam luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn!

LIÊN HỆ NGAY

Tin tức được đọc nhiều nhất

Từ khóa:
Chia sẻ:
dịch vụ tư vấn miễn phí
LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Đội ngũ chuyên gia BIMCAD của chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và đề xuất giải pháp IT cho mọi vấn đề bạn gặp phải trong xây dựng.
footer
logo
text-logo
Chất lượng & Bảo mật thông tin
là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi
iso9001
iso27001
awardsaokhue
Liên hệ
Email:sales@tgl-sol.com
Hotline:0377 359 728
VP Hồ Chí Minh:42/1 đường Ung Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
VP Đà Nẵng:Số 1 đường Trần Văn Kỷ, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng
Trụ sở:Tòa nhà 3F Tojikyo, 16-2 Kodenmacho, Nihonbashi, Chuo-ku, Tokyo, Nhật Bản
Liên kết
BIM/CAD © 2023 All Rights Reserved
Chào 👋 Bạn cần sự giúp đỡ? Tôi ở đây vì bạn, nhấn vào app bạn muốn nhé.